3 năm sau thảm kịch kinh hoàng, phà Sewol sắp được "trở về" từ đáy đại dương. Vậy nhưng, 304 con người, mà phần lớn trong đó là các học sinh trung học, đã ra đi mãi mãi...
Ngày 16/4/2014, chiếc tàu Sewol tải trọng 6.825 tấn chở theo 476 người đã bị lật nghiêng rồi chìm dần khi đang thực hiện hải trình từ Incheon tới Jeju, Hàn Quốc. Trong số những hành khách có mặt trên chuyến tàu định mệnh, hơn 300 người là học sinh và giáo viên đến từ trường trung học Danwon, gần thủ đô Seoul. Họ đang cùng nhau tới Jeju dã ngoại. Vụ chìm tàu khiến 304 người chết, trở thành tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất Hàn Quốc.
Khi tàu Sewol bắt đầu nghiêng, thủy thủ đoàn liên tục yêu cầu các giáo viên và học sinh không được di chuyển, bởi họ cho rằng mọi người sẽ an toàn hơn khi ở nguyên vị trí. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá đây chính là một trong những nguyên nhân khiến con số thương vong trong thảm kịch này tăng nhiều đến vậy.
Hình ảnh cuối cùng của các em học sinh trước khi chìm cùng chiếc tàu định mệnh. Hình ảnh được cắt từ đoạn clip dài 15 phút của Su-hyeon (17 tuổi). Nam sinh này đã dùng điện thoại để ghi lại toàn bộ giây phút đau thương, kinh hoàng nhất khi chiếc tàu Sewol đang dần chìm xuống đáy đại dương.
Vài giây sau đó, khi chiếc tàu bắt đầu rung và nghiêng mạnh hơn, các học sinh mới bắt đầu run sợ. Từ đoạn clip, tiếng 1 nam sinh vang lên "Tôi muốn ra ngoài. Tôi không muốn chết". Những hình ảnh được chụp từ điện thoại của nạn nhân cho thấy nhiều nam sinh mặc áo phao khi bắt đầu biết rằng chiếc tàu Sewol thực sự gặp sự cố. Gần đến cuối đoạn clip, 1 nam sinh nói lớn "Thật đúng như ngày tận thế vậy". Trong khi đó, 1 bạn khác thêm vào "Đây là những tấm ảnh chúng ta cần chụp như những kỉ niệm cuối cùng của mình. Cha, mẹ, con yêu cha mẹ".
Trong khi đó, 1 đoạn video khác cũng đã ghi lại những hình ảnh đáng sợ cuối cùng trên chuyến tàu Sewol trước khi nó gặp nạn.
Thợ lặn tiếp cận thân tàu thông qua bánh lái ở phần mũi. Điều kiện làm việc nguy hiểm khiến ít nhất 2 thợ lặn đã tử nạn trong quá trình tìm thi thể nạn nhân.
Những nạn nhân may mắn đầu tiên được giải cứu.
Thuyền trưởng Lee Joon Seok (áo đen, quần đùi) rời tàu. Khi lực lượng cứu hộ tiếp cận con tàu, thuyền trưởng và các thành viên thủy thủ đoàn là những người đầu tiên tìm cách thoát thân. Thậm chí họ còn bỏ đồng phục để lên tàu cứu hộ. Sau vụ tai nạn, thuyền trưởng đã bị kết án 36 năm tù giam vì bỏ mặc hành khách lúc nguy hiểm.
Những thi thể đầu tiên được đưa lên bờ. Phần lớn người tử nạn trong thảm kịch là học sinh trường trung học Danwon.
3 ngày trôi qua kể từ khi chiếc tàu Sewol chìm trên đường tới đảo Jeju, người nhà các nạn nhân vẫn chờ đợi từng giây, từng phút thông tin của các thân nhân.
Niềm hy vọng nhỏ nhoi như quật ngã những người ở lại.
Gương mặt đau đớn của người phụ nữ với niềm hy vọng mong manh rằng con vẫn có thể sống sót.
Rất nhiều ngày sau đó, những người cha, người mẹ chẳng thể làm gì hơn ngoài việc ngóng chờ trong vô vọng.
Lực lượng cứu hộ vẫn ngày đêm tìm kiếm những người sống sót.
Dù người ở đây nhưng tất cả tâm trí của những người cha, người mẹ này đều hướng về phía đại dương xa xôi.
Người mẹ nhắm mắt cầu nguyện một phép màu, phép màu giúp con có thể trở về và đoàn tụ cùng gia đình.
Sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không thể cứu sống thêm nạn nhân nào, hàng trăm thi thể đã được tìm thấy. Tổng số 304 người đã thiệt mạng và mất tích. Đây được đánh giá là vụ chìm tàu cướp đi nhiều sinh mạng nhất trong thời bình ở Hàn Quốc.
Ngày 23/4, một bàn thờ chung tạm thời đã được dựng lên tại phòng tập thể thao của một sân vận động ở Ansan, thành phố chỉ cách thủ đô Seoul một giờ lái xe. Đây cũng là nơi tọa lạc của ngôi trường cấp ba Danwon - ngôi trường có hơn 300 học sinh và thầy cô giáo đi trên tàu Sewol.
Gương mặt ngây thơ của hàng trăm học sinh như xát muối vào trái tim những người ở lại.
Nhiều ngày sau vụ chìm tàu, hàng nghìn người dân Hàn Quốc đã không quản đường sá xa xôi và tình hình thời tiết không mấy thuận lợi để đến thành phố Ansan, ngoại ô Seoul nhằm tưởng nhớ những nạn nhân xấu số thiệt mạng. Hàng nghìn người mặc áo mưa, che ô để xếp hàng dài dằng dặc chờ viếng những người đã khuất.
Chân dung nữ thuyền viên trẻ trung, xinh đẹp đã hy sinh thân mình để cứu sống hàng trăm hành khách khi chiếc tàu Sewol đang dần chìm xuống đáy đại dương. Giữa tiếng gào thét, khóc lóc của hàng trăm hành khách trên chiếc tàu gặp nạn, nữ thuyền viên 22 tuổi Park Ji-young vẫn bình tĩnh hướng dẫn các hành khách tầng 3 và tầng 4 mặc đầy đủ áo phao và tìm lối thoát hiểm cho mọi người.
Trong số các hành khách có mặt trên tàu Sewol có cả 1 phụ nữ gốc Việt cùng 2 con. Thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của người phụ nữ gốc Việt cùng con trai. Chỉ có cô con gái 5 tuổi là may mắn thoát nạn. Trong ảnh: Bé Kwon Ji-yeon cùng anh trai Kwon Hyuk-kyu (ảnh trái) và hình ảnh lúc bé được đưa vào bờ hôm 18/4.
Không khí tang thương bao trùm Hàn Quốc khi các lễ tang lần lượt diễn ra. Người thân, bạn bè và cả những người không hề quen biết đã tập trung để tham dự lễ tang đưa tiễn những nạn nhân xấu số trong vụ chìm tàu về thế giới bên kia.
Thầy Kang Min Kyu (52 tuổi) - Phó hiệu trưởng trường Trung học Danwon được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ 2 ngày sau thảm kịch. Trong giây phút cận kề cái chết, thầy Kang Min Kyu là 1 trong số hơn 100 người đã may mắn được đội cứu hộ cứu sống. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, cảnh sát thông báo thi thể của thầy Kang Min-Kyu được phát hiện gần khu trung tâm thể dục - nơi người thân của các nạn nhân gặp nạn tập trung chờ đợi thông tin từ khi tàu chìm.
Moon Ji-sung, 1 trong những học sinh thiệt mạng trong thảm kịch chìm phà Sewol.
Một năm sau khi vụ tai nạn xảy ra, căn phòng của Moon Ji-sung vẫn được giữ nguyên vị trí. Nó trở nên thật trống trải khi thiếu vắng hình bóng của em.
250 học sinh và giáo viên trong trường trung học Danwon đã qua đời trong thảm kịch này. 2 năm sau vụ chìm phá, những phòng học vẫn được giữ nguyên. Trên bảng, dưới bàn đều là những chậu hoa, những tấm ruy băng cầu nguyện cho những nạn nhân xấu.
Nguồn:m.kenh14..vn
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI MÌNH^^📚