Hệ thống giáo dục Hàn Quốc có những nét riêng gì để đưa đất nước vươn mình thành một “con rồng Châu Á”? So với Việt Nam, hệ thống giáo dục có gì đặc biệt? Hy vọng bài viết sau của Hankang.vn sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!
1. Hệ thống giáo dục Hàn Quốc có gì đặc biệt?
1.1. Đặc điểm chung
Để trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay, giáo dục là lĩnh vực mà Chính phủ Hàn Quốc đầu tư rất nhiều. 6-3-3-4 là đặc điểm tổng quát của hệ thống giáo dục này.
Cụ thể cơ chế đào tạo như sau:
- Học sinh tiểu học: 6 năm bắt buộc
- Hệ Phổ thông cơ sở (PTCS): 3 năm, bắt đầu từ 13 tuổi
- Hệ Phổ thông Trung học (PTTH): 3 năm, bắt đầu từ 16 tuổi
- Bậc Cao đẳng (2 năm) hoặc Đại học (4 năm)
- Chương trình đào tạo sau Đại Học
Trường ở Hàn Quốc được chia thành 2 loại:
- Trường công: trường được thành lập và vận hành bởi chính quyền công
- Trường dân lập: trường do các cá nhân, tổ chức tư nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thành lập ra.
1.2. 10 điều có thể bạn chưa biết về giáo dục tại Hàn Quốc
- Học sinh trung học Hàn Quốc học ít nhất 16 tiếng một ngày để có thể đậu Đại học
- Đi học cả Thứ 7
- Giáo viên được nhận sự tôn kính tột cùng
- Các nhà giáo có tác phong không khác gì doanh nhân
- 5 năm của các giáo viên Hàn Quốc sẽ chuyển công tác 1 lần
- Chương trình học đóng kịch phong cách Hollywood ( giao thông, luật lệ hay cứu hộ, y tế….)
- Giáo viên được phép toàn quyền phạt học sinh.
- Cởi giày trước khi vào lớp
- Một số học sinh Hàn Quốc có tên tiếng Anh
- Cuộc thi quan trọng nhất: Thi Đại học
2. Từng cấp bậc học của hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc có gì đặc biệt?
2.1. Trường tiểu học
Đây là bậc giáo dục được đánh giá quan trọng nhất. 99% trường tiểu học tại Hàn Quốc đều thuộc hệ thống công lập.
Ở Hàn Quốc, trẻ em từ 3-5 tuổi sẽ học mẫu giáo. Trẻ em từ 5 tuổi trở lên có thể học tiểu học. Tuy nhiên, thông thường, 7 tuổi học sinh mới vào lớp 1.
Định hướng của bậc học này là giáo dục những kiến thức cơ bản cần thiết nhất trong sinh hoạt của người dân. Vì sự cần thiết quan trọng này, tỷ lệ người dân Hàn Quốc đi học rất cao. Gần như chỉ trừ những bạn có hoàn cảnh đặc biệt, tất cả người dân Hàn Quốc đều đi học Tiểu học. Đây cũng được xem là một thành quả đáng tự hào của chính sách giáo dục của Chính phủ.
2.2. Trường trung học cơ sở
Trước năm 1969, học sinh sẽ phải thi tuyển để được vào học Trung học cơ sở. Sau năm 1969, chế độ này đã được thay thế bằng hình thức xét tuyển. Tất cả học sinh có nguyện vọng học lên bậc trung học cơ sở sẽ được phân chia dựa vào hai yếu tố chính: trường gần với khu vực cư trú và kết quả sắp xếp, tính toán của hệ thống máy tính.
Không còn trang bị kiến thức thuần tuý cho người học như bậc Tiểu học, bậc học thứ hai này mang đến những kiến thức chuyên sâu hơn. So với bậc Tiểu học, số trường trung học cơ sở dân lập tại Hàn Quốc cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng chương trình giảng dạy tại trường công lập và trường dân lập không có sự khác biệt lắm.
2.3. Trường trung học phổ thông
Bậc học này thường được định hướng theo 2 hướng chính: giáo dục trung học và giáo dục chuyên môn cơ bản.
Giáo dục chuyên môn cơ bản là chương trình nghiêng về tính học thuật và hàn lâm. Chương trình giáo dục trung học gồm giáo dục hướng nghiệp và các trường trung học khác theo lựa chọn bản thân người học. Người học phải chi trả chi phí suốt 3 năm học.
2.4. Đại học chuyên môn
Đại học chuyên môn cung cấp chương trình sau bậc giáo dục trung học. Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng 150 trường đại học chuyên môn; trong đó, khoảng 10 trường là trường quốc lập, còn lại là trường dân lập. Gần đây, các trường hoàn tất việc xây ký túc xá tăng nhiều và học phí so với các trường đại học hệ 4 năm thì tương đối rẻ hơn.
Sau bậc trung học là đến bậc đại học chuyên môn. Đây là bậc học đào tạo kỹ thuật viên bậc trung cấp bằng việc cung cấp nền tảng của lý thuyết và kỹ thuật vững chắc. Tùy theo chuyên ngành, thời gian học sẽ khác nhau: 2 hoặc 3 năm. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể xin việc làm. Nếu muốn học tiếp, người học có thể xin học lên hệ đại học 4 năm.
2.5. Đại học
Hiện nay, Hàn Quốc có hơn 150 trường Đại học. Đa số là trường dân lập. Chương trình trình độ cử nhân là đại học hệ 4 năm. Những khoa đặc biệt như y học, Đông y và nha khoa, chương trình học kéo dài đến 6 năm.
Điểm học cao nhất là 24 điểm và điểm học tối thiểu để tốt nghiệp là 140 điểm. Ở mỗi trường Đại học, người học sẽ được tự chọn các môn học, giáo viên yêu thích cho lộ trình học tập. Nói cách khác, người học sẽ tự lên thời khoá biểu cho chính mình.
2.6. Thạc sĩ và tiến sĩ
Tốt nghiệp Đại học, người học có thể học tiếp lên thạc sĩ và tiến sĩ. Thời gian học thạc sĩ thường là 2-3 năm, còn tiến sĩ thì mất đến 2-4 năm.
CÁM ƠN TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI MÌNH☺☺☺